Sau khi đọc thông tin này, bạn sẽ làm gì tiếp theo?

Chúng tôi hy vọng thông tin trong tài liệu hỗ trợ ra quyết định này đã giúp bạn đưa ra quyết định. Chọn từ các lựa chọn bên dưới để xem các bước tiếp theo của bạn là gì.

Your Decision
Bước tiếp theo của bạn
Hãy liên lạc với bác sĩ, dược sĩ hoặc phòng chích vắc-xin địa phương của bạn và đặt hẹn để được chích vắc-xin COVID-19. Muốn biết thông tin về các dịch vụ chủng ngừa do chính phủ điều hành, hãy kiểm tra với Bộ Y tế ở địa phương của bạn.

Chia sẻ quyết định của bạn với chúng tôi
Bạn có thể giúp chúng tôi cải thiện tài liệu hỗ trợ ra quyết định này trong tương lai bằng cách chia sẻ quyết định của bạn với chúng tôi. Chỉ cần nhấp vào nút bên dưới. Thông tin bạn chia sẻ sẽ là ẩn danh và bảo mật và sẽ chỉ được chia sẻ với nhóm hỗ trợ ra quyết định. 
 
Bước tiếp theo của bạn
Hãy dành thời gian để nói chuyện với mọi người trong gia đình về những lợi ích và nguy cơ của việc chích vắc-xin ngừa COVID-19. Bạn cũng nên đặt hẹn với bác sĩ để có thể được giải đáp bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào.

Chia sẻ quyết định của bạn với chúng tôi
Bạn có thể giúp chúng tôi cải thiện tài liệu hỗ trợ ra quyết định này trong tương lai bằng cách chia sẻ quyết định của bạn với chúng tôi. Chỉ cần nhấp vào nút bên dưới. Thông tin bạn chia sẻ sẽ là ẩn danh và bảo mật và sẽ chỉ được chia sẻ với nhóm hỗ trợ ra quyết định. 
Bước tiếp theo của bạn
Điều quan trọng là bạn phải nhận được thông tin về việc chích vắc-xin ngừa COVID-19 từ các nguồn đáng tin cậy. Bác sĩ của bạn sẽ có thể trả lời các câu hỏi. Họ cũng sẽ có thể giới thiệu các nguồn thông tin đáng tin cậy khác. Phần Những Đường dẫn Hữu ích (Useful Links) trên trang này cũng liệt kê một số nguồn thông tin đáng tin cậy.

Chia sẻ quyết định của bạn với chúng tôi
Bạn có thể giúp chúng tôi cải thiện tài liệu hỗ trợ ra quyết định này trong tương lai bằng cách chia sẻ quyết định của bạn với chúng tôi. Chỉ cần nhấp vào nút bên dưới. Thông tin bạn chia sẻ sẽ là ẩn danh và bảo mật và sẽ chỉ được chia sẻ với nhóm hỗ trợ ra quyết định. 
Bước tiếp theo của bạn
Hãy làm những gì bạn có thể để giữ an toàn và khỏe mạnh. Giữ khoảng cách xã hội, đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên có thể giúp giảm nguy cơ bạn bị nhiễm vi-rút và làm vi-rút lây lan. Bạn cũng có thể thấy là bạn không thể làm việc ở một số nơi mà việc chích vắc-xin là bắt buộc. Bạn có thể thấy việc xem lại tài liệu hỗ trợ ra quyết định này trong tương lai là hữu ích.

Chia sẻ quyết định của bạn với chúng tôi
Bạn có thể giúp chúng tôi cải thiện tài liệu hỗ trợ ra quyết định này trong tương lai bằng cách chia sẻ quyết định của bạn với chúng tôi. Chỉ cần nhấp vào nút bên dưới. Thông tin bạn chia sẻ sẽ là ẩn danh và bảo mật và sẽ chỉ được chia sẻ với nhóm hỗ trợ ra quyết định. 






  • Những đường dẫn hữu ích

    1. Tài liệu hỗ trợ ra quyết định (16+ tuổi): Tôi có nên chích vắc-xin ngừa COVID-19 không? https://www.ncirs.org.au/covid-19-decision-aid-for-adults

    2. Trung tâm  Quốc gia về Nghiên cứu và Giám sát Chủng ngừa (National Centre for Immunisation Research and Surveillance). https://www.ncirs.org.au/our-work/covid-19 

    3. AusVaxSafety https://www.ncirs.org.au/our-work/ausvaxsafety 

    4. Bộ Y tế của Chính phủ Úc (Australian Government Department of Health). Số ca bệnh và thống kê về Coronavirus (COVID-19). https://www.health.gov.au/news/health-alerts/novel-coronavirus-2019-ncov-health-alert/coronavirus-covid-19-case-numbers-and-statistics#covid19-summary-statistics

    5. Báo cáo hàng tuần về an toàn của TGA https://www.tga.gov.au/periodic/covid-19-vaccine-weekly-safety-report-29-07-2021#section-694

    6. Nhóm Cố vấn Kỹ thuật Úc về Chủng ngừa (Australian Technical Advisory Group on Immunisation). https://www.health.gov.au/committees-and-groups/australian-technical-advisory-group-on-immunisation-atagi 

    7. Cùng nhau đưa ra quyết định về sức khỏe. https://aci.health.nsw.gov.au/shared-decision-making
     

  • Chú giải thuật ngữ
    • Kháng thể: Kháng thể là các protein (chất đạm) được cơ thể chúng ta tạo ra để giúp chống lại nhiễm trùng. 
    • Vi-rút bất hoạt hay 'chết': Một số vắc-xin có chứa vi-rút hoặc một phần của vi-rút đã bị tiêu diệt (bất hoạt) bằng hóa chất như formaldehyde. Mặc dù vi-rút đã bị tiêu diệt, cơ thể bạn vẫn có thể nhận ra vi-rút và tạo ra phản ứng miễn dịch. Vi-rút đã chết không thể tự sinh sản hoặc gây bệnh. 
    • Đại dịch: Đại dịch là một bệnh dịch xảy ra trên quy mô quốc tế
    • Viêm phổi: Viêm phổi là một bệnh nhiễm trùng phổi nghiêm trọng do vi-rút hoặc vi khuẩn gây ra. Các triệu chứng bao gồm hụt hơi và khó thở, đờm màu vàng xanh, đau ngực và sốt.
    • Huyết khối: là sự hình thành cục máu đông, ngăn cản máu lưu thông bình thường trong cơ thể. Mặc dù huyết khối thường là một phản ứng bình thường để chống chảy máu (ví dụ sau chấn thương), trong trường hợp này, quá trình này là bất thường.
    • Giảm tiểu cầu: Căn bệnh xảy ra khi bạn có số lượng tiểu cầu trong máu thấp. Tiểu cầu (thrombocytes) là những tế bào máu giúp làm đông máu. Tiểu cầu làm ngừng việc chảy máu bằng cách kết tụ lại và tạo thành các nút trong các mạch máu bị thương. 
    • Biến thể: một thay đổi nhỏ về mặt di truyền của vi-rút 
    • Biến thể Đáng Lo ngại (VoC): Một biến thể làm tăng khả năng của vi-rút để lây nhiễm sang số lượng người lớn hơn, gây ra bệnh trầm trọng hơn hoặc làm giảm hiệu quả của các phương pháp điều trị hoặc vắc-xin. Tính đến tháng 8 năm 2021, hiện có bốn biến thể đáng lo ngại (VoC) của COVID-19. Chúng được gọi là các biến thể Alpha, Beta, Gamma và Delta. 
    • Vi-rút: Thuật ngữ vi-rút được sử dụng để mô tả các vi trùng gây ra nhiều loại bệnh nhiễm trùng khác nhau, bao gồm cả COVID-19. Thuốc trụ sinh có tác dụng chống lại vi khuẩn, nhưng không thể chống lại vi-rút.